Bạn đang phân vân không biết đến đâu khi du lịch Đà Lạt! Đừng lo, hãy cùng bọn mình đến thăm những địa danh nổi tiếng này nhé: “Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt và lối kiến trúc nghệ thuật ấn tượng”
Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt – Đà Lạt lặng lẽ giữa cao nguyên Lâm Viên. Đây là vùng đất được thiên nhiên và đất trời ưu ái ban tặng không khí bình yên. Và khí hậu ôn hòa cùng con người thanh nhã. Có lẽ vì thế mà Đà Lạt trở thành nơi hội tụ của rất nhiều tôn giáo lớn nhỏ tại Việt Nam. Như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài Giáo… cùng nhiều ngôi chùa Đà Lạt nổi tiếng, linh thiêng.

Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt
Tại bài viết dưới đây Novaworld Đà Lạt và các bạn sẽ cùng khám phá một công trình tôn giáo đầy màu sắc ấn tượng. Nằm ẩn mình trong rừng thông bạt ngàn. Công trình kiến trúc này phản ánh rõ nét văn hóa, nếp sống của mỗi người dân theo đạo Cao Đài tại Đà Lạt. Đó chính là Thánh Thất Đa Phước. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục:
Đôi Nét Về Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt
Thánh thất Đa Phước còn thường được gọi với tên Thánh thất Đà Lạt. Đây là một Thánh thất Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh tọa lạc ở phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đôi Nét Về Thánh Thất Cao Đài Đà Lạt
Trước đây, Thánh thất thuộc Tộc đạo Đà Lạt, Châu đạo Lâm Đồng, Trấn đạo Tuyên Đức. Hiện nay là Họ Đạo Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Đây là một Thánh Thất của đạo Cao Đài trực thuộc Tòa thánh Tây Ninh. Là điểm đến tôn giáo thiêng liêng, tâm linh của người dân theo đạo Cao Đài. Đồng thời, Thánh thất Đà Lạt cũng là tòa thánh lớn nhất đất Đà Lạt nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Đây là một Thánh Thất của đạo Cao Đài trực thuộc Tòa thánh Tây Ninh
>>>XEM THÊM: TOP #8 ngôi chùa Đà Lạt đẹp và đáng chú ý nhất bạn nên viếng thăm
Lịch sử Thánh Thất
Thánh thất Đa Phước được khởi công xây dựng vào năm 1938 dưới thời Pháp thuộc. Lúc này, Lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh, Thế danh Trần Văn Ngọ đã đến vùng đất Đà Lạt xây dựng tòa thánh. Và truyền bá về đạo Cao Đài cho người dân nơi đây.

Lịch sử Thánh Thất
Tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài là ông Nguyễn Văn Chất với tên gọi khác là Chánh Cao. Năm 1941 các tín đồ đạo Cao Đài ở vùng đất Đa Phước đã trùng tu lại Thánh thất và xây thêm Điện thờ Phật Mẫu. Đến năm 1942, tòa thánh Tây Ninh cho xây dựng và mở rộng thánh thất. Để trở thành tòa thánh có quy mô lớn nhất Tây Nguyên.
Năm 1952, Hộ pháp Phạm Công Tắc là người đã thực hiện nghi lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công cho việc xây dựng Thánh thất. Tuy nhiên, thời cuộc biến động không ngừng nên thánh thất không được hoàn thành như dự định. Đến sau 1975, đạo Cao Đài và Thánh thất chỉ hoạt động riêng lẻ bởi chưa có sự công nhận từ nhà nước và gần như giải thể khi các tín đồ phải tự thực hiện các nghi lễ tại nhà.

Các long vị bên trong Thánh thất Đa Phước
Nhiều năm hình thành và phát triển
Vào thời kỳ mới năm 1977 đã khơi dậy nền tôn giáo bản địa cho dân tộc. Thánh thất Cao Đài và các tín đồ của Đạo Cao Đài chính thức được công nhận. Là một tôn giáo hợp pháp, chính thống của dân tộc Việt Nam. Cho đến năm 2005, Thánh thất Đa Phước Đà Lạt được xây dựng theo kiểu mẫu của tòa thánh Tây Ninh.

Nhiều năm hình thành và phát triển
Sau nhiều năm hình thành và phát triển thì Thánh thất Đa Phước đã một trong những địa điểm tôn giáo đáng tự hào của người dân Đà Lạt. Đạo Cao Đài và thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã trải qua quãng thời gian đầy thăng trầm và biến cố.
Tòa thánh có diện tích là 1.627m2 được xây dựng trên tổng diện tích đất bao trọn quả đồi trên 10ha. Công trình kiến trúc tôn giáo này được xây dựng với trị giá vật tư lên đến 7 tỷ. Đây là một con số rất lớn lúc bấy giờ. Với sự góp sức của hàng vạn công thợ và tín đồ. Thánh thất được chính thức khánh thành ngày 30 tháng 7 năm 2010 và trở thành Thánh thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Cột Long Hoa lớn tượng trưng cho các giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa
Thánh Thất Cao Đài Với Lối Kiến Trúc Nổi Bật
Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi, được che phủ bởi những rặng thông. Từ đó cảnh vật đã tạo nên cho thánh thất một vẻ nên thơ pha lẫn với sự trang nghiêm. Du khách khi đến với Thánh thất đều bị ấn tượng bởi khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo và cảnh quan thiên nhiên.
Thánh thất Cao Đài Đà Lạt nằm dưới chân núi hướng về khu vực Trại Mát này. Được xem là phiên bản 2 của Tòa thánh Tây Ninh. Xét về kiến trúc tổng thể cơ bản thì giống như cấu trúc ngôi Đền thánh. Có đầy đủ Tam Đài là: Hiệp Thiên Đài (phía trước), Cửu Trùng Đài (ở giữa) và Bát Quái Đài (phía sau). Nhìn từ ngoài vào, ta dường như thấy được hình ảnh của một tòa thánh Tây Ninh thu nhỏ.

Thánh Thất Cao Đài Với Lối Kiến Trúc Nổi Bật
Khu Vực Bên Ngoài
Hai tòa lầu trước chánh điện là Hiệp Thiên Đài hay gọi là lầu chuông và lầu trống. Mỗi tòa đài có 5 tầng với chiều cao 18m. Các lầu đều được thiết kế ô thông gió. Đặc biệt là ô thông gió lầu chuông mang tạo hình chữ “CAO”, bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán. Trên đó có 4 chữ “Bạch Ngọc Chung Đài” bằng chữ Quốc ngữ, và biểu tượng mặt trời đang tỏa sáng.

Thánh thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam hiện nay
Các lầu còn lại ở phía dưới có lắp ô thông gió, tạo hình chữ “ĐÀI” bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán. Trên đó có 4 chữ “Lôi Âm Cổ Đài” là chữ Quốc ngữ và là biểu tượng là mặt trăng tỏa sáng.
Tại lối vào chính có đúc 4 cột trụ gọi là cột Long Hoa ở phía trước được chia thành 2 hàng. Mỗi hàng có 2 cột, một đắp hình rồng (long) đỏ một đắp hình hoa sen chạm trổ rất tinh vi, màu sắc rực rỡ. Hình tượng này là nét tượng trưng của ngày Đại hội Long Hoa. Được nhắc đến trong nhiều kinh sách của đạo Cao Đài, Hòa Hảo, một giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa của nhân loại.

Đặc trưng thẩm mỹ của thánh thất phản ánh những niềm tin cốt lõi của đạo Cao Đài
Người ta phải bước qua năm bậc thềm để vào được Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt. Các bậc thềm tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và năm bước tiến hóa của nhân loại. Theo quan điểm của đạo Cao Đài, đó chính là: Người, Thần, Thánh, Tiên, Phật.
>>>GỢI Ý: Chùa Quan Âm Đà Lạt, địa điểm linh thiêng ở thành phố sương mù
Khu vực Chánh Điện
Đặt ngay giữa lối vào Chánh Điện là một bức họa vẽ một bàn tay từ trong mây đưa ra cầm một cán cân đặt trên quả địa cầu. Đây là hình tượng của chiếc Cân Công Bình, tượng trưng cho công lý phán xét công tội của con người trước khi được chuyển kiếp.

Thánh thất Đa Phước đã một trong những địa điểm tôn giáo đáng tự hào
Tại lối vào phía bên phải ta sẽ thấy tượng ông Thiện, mình mặc giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm đại đao nhưng gương mặt hiền từ. Đây là sự tượng trưng cho điều thiện (chánh tâm). Ngược lại ở phía bên trái là tượng ông Ác, cũng mặc khôi giáp, gương mặt dữ dằn, một tay cầm búa, một tay cầm Ngọc ấn tỷ phù, tượng trưng cho điều Ác (vọng tâm).

Gần như mọi yếu tố về cấu trúc và thiết kế trong ngôi đền đều có ý nghĩa ẩn sâu bên trong
Phía trên có một bao lơn xây hình bán nguyệt. Tại giữa bao lơn có treo một lá đạo kỳ gồm 3 phần: phần màu vàng trên cùng, thêu 6 chữ Hán “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”. Phần giữa màu xanh thêu hình Thiên Nhãn và Cổ Pháp Tam Giáo (kinh Xuân Thu, cây Phất Chủ, bình Bát Vu), phần dưới màu đỏ để trống.
Trên cùng, phía ngoài được đắp nổi biểu tượng Thiên Nhãn. Cao hơn nữa là tượng Phật Di Lặc tọa lạc trên lưng cọp và tòa sen. Biểu tượng con cọp tượng trưng năm Bính Dần 1926 – năm Khai Đạo Cao Đài.

Khu Vực Bên Ngoài
Không gian bên trong Thánh Thất
Không gian bên trong Thánh Thất Đa Phước được gọi là Chánh điện. Phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài. Đối diện với bàn thờ Thượng đế là bàn thờ Hộ pháp vẽ hình chữ “Khí” bằng chữ tiếng Hán. Khác với Tòa Thánh Tây Ninh là không đắp tượng Hộ pháp Phạm Công Tắc.
Bên trong Cửu Trùng Đài còn được gọi là khu chánh điện có dãy cột gồm 6 cột cao lớn. Bệ cột là những hoa sen khổng lồ.

Thánh thất Đa Phước đã một trong những địa điểm tôn giáo đáng tự hào
Bát Quái Đài độc đáo
Tám trụ hình Rồng xếp thành hình bát quái đặt ở cuối thánh thất được gọi là Bát Quái Đài. Khác với Tòa Thánh Tây Ninh là không làm quả Càn Khôn. Mà thay vào đó là một bàn thờ lớn có 5 bậc:
– Bậc thứ nhất là một hình Thiên Nhãn lớn tượng trưng Thượng Đế. Dưới đó đặt một ngọn đèn Thái Cực luôn luôn được thắp sáng và không bao giờ được để cho tắt.
– Bậc thứ hai là nơi thờ 3 vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn là: Đức Phật Thích Ca giáo chủ Phật giáo, Lão Tử giáo chủ Đạo giáo, Khổng tử giáo chủ Nho giáo.

Ngay phía trước khu vực lối vào là 4 cột Long Hoa lớn
– Bậc thứ ba thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Thánh Đế Quân, Đại Tiên Lý Thái Bạch. Ba vị này là đại diện cho Tam giáo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xét theo giáo lý đạo Cao đài.
– Bậc thứ tư thờ vị tượng trưng cho Thánh Đạo là Chúa Giêsu – giáo chủ của Kitô giáo.
– Bậc thứ năm thờ Khương Tử Nha giáo chủ Thần đạo.
Cả không gian bên trong và bên ngoài của thánh thất đều được chạm trổ công phu. Với nhiều họa tiết nổi, màu sắc vàng bắt mắt cùng các hình dạng độc đáo. Thánh Thất cũng rất thoáng khi được thiết kế có nhiều ô cửa kết hợp. Làm nên khu tòa thánh oai nghiêm, lộng lẫy như chốn tiên cảnh, nơi ngự của các bậc tiên nhân.
Địa Điểm Tham Quan Tâm Linh Lý Tưởng
Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt được biết đến là tòa thánh nổi tiếng về sự oai nghiêm, trang hoàng và lớn nhất Tây Nguyên. Tòa thánh không chỉ là điểm đến tôn giáo dành cho các tín đồ mà còn là điểm đến tâm linh của du khách gần xa. Không chỉ oai nghiêm, tòa thánh cũng không kém phần xinh đẹp khi sở hữu cảnh sắc và không khí mát lành của Đà Lạt.
Từ xa du khách sẽ dễ dàng bắt gặp tòa thánh nằm kiêu hùng giữa núi đồi với cảnh quan bắt mắt cùng lối kiến trúc đặc biệt đậm chất giao thoa văn hóa, nền tảng tôn giáo tâm linh và văn hóa đặc sắc.

Khi đến Thánh thất, tất cả tín đồ đạo Cao Đài đều phải mặc đồ trắng
Địa Chỉ Thánh Thất Cao Đài
Thánh thất Cao Đài Đà Lạt tọa lạc tại đường Tự Phước, Phường 11, Thành phố Đà Lạt. Nơi đây cách trung tâm thành phố ngàn hoa khoảng 7km theo hướng về khu vực Trại Mát – Cầu Đất.
Lưu Ý Thánh Thất Cao Đài
Đây là chốn tôn nghiêm nên hạn chế ồn ào, ăn mặc lịch sự và nhã nhặn
Không xả rác bừa bãi và hạn chế việc hút thuốc trong không gian Thánh thất.
Nếu vào khu vực chánh điện, thực hiện các nghi lễ và đi theo các lối đi đã quy định.
Chụp hình ảnh ở những khu vực được phép và không mất thuần phong mỹ tục.
Tham Quan Cùng Tuyến Đường
- Cà phê Túi mơ to
- Cà phê Hai Ả
- Cánh đồng hoa cẩm tú cầu
- Cà phê Cheo Veo
- Yahe Coffee
- Kong cà Phê
Lời kết
Hiện nay, Họ đạo Đa Phước đang tiếp tục xây dựng lại và trùng tu Điện Thờ Phật Mẫu. Cùng với đó, thánh thất Đa Phước Đà Lạt đã tạo nên một cảnh quan kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo, góp phần tô điểm thêm vào bức tranh độc đáo của thành phố nơi Cao Nguyên Lâm Viên. Thánh thất này là một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn dành cho du khách.
Những thắc mắc liên quan
Điện thờ Phật Mẫu Đà Lạt, Tự Phước, Phường 11, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Mở cửa: 7:00 – 19:00 nha bạn!
Đây là một địa điểm tham quan hoàn toàn miễn phí nên bạn yên tâm nhé! Thông tin đến bạn!
Đánh giá bài viết này

Hi vọng bài viết và những trải nghiệm bọn mình hữu ích với các bạn. Chúc các bạn một chuyến du lịch tuyệt vời.